Nhiều người lao động vẫn luôn thắc mắc: Xuất khẩu lao động là gì? Xuất khẩu lao động Nhật Bản bao gồm những hình thức, hướng đi nào? Tu nghiệp sinh – Thực tập sinh kỹ năng là gì? Kỹ sư – Kỹ thuật viên là gì? Visa đặc định cụ thể là hình thức visa như thế nào? Dưới đây, daynghevanlang.com sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì ?
Xuất khẩu lao động là hình thức đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo chương trình hợp tác giữa 2 quốc gia, với đơn vị chủ quản là Bộ Lao động Thương binh – Xã hội (LĐTB&XH) và các công ty phái cử có chức năng đưa người lao động sang nước ngoài làm việc. Hiện tại, để sang nước ngoài làm việc hợp pháp người lao động nhất định phải thông qua một trong hai đơn vị quản lý là Bộ LĐTB&XH hoặc công ty phái cử mới được coi là đi xuất khẩu lao động hợp pháp.
Vậy có 2 thuật ngữ trong lĩnh vực XKLĐ mà chúng ta cần hiểu:
+ Đơn vị phái cử: là các công ty xuất khẩu lao động được Bộ LĐTB&XH cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động sang nước ngoài làm việc.
+ Nghiệp đoàn: là đơn vị quản lý thực tập sinh ở Nhật Bản, nghiệp đoàn tương đương với phái cử ở Việt Nam
Các hình thức visa cho người xuất khẩu lao động?
Nhật Bản tiếp nhận nguồn lao động Việt Nam qua hai hình thức chủ yếu:
Thứ nhất là visa thực tập sinh:
Dành cho lao động phổ thông (bao gồm cả lao động có tay nghề, bằng nghề phổ thông từ cao đẳng trở xuống). Loại visa này được áp dụng cho 77 ngành nghề Nhật Bản quy định
Thứ 2 là visa kỹ thuật viên:
Dành cho kỹ sư tốt nghiệp các trường Đại học ở VN và thường có yêu cầu cao về năng lực tiếng. Các ngành nghề phía Nhật tuyển nhiều kỹ thuật viên là: Xây dựng, công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử…
Vừa qua, Nhật Bản đã chính thức tuyên bố cấp thêm chế độ visa mới cho lao động nước ngoài sang Nhật, được gọi là visa kỹ năng đặc định. Tuy nhiên loại visa này mới chỉ áp dụng cho 14 ngành nghề.
Một hình thức nữa dành cho lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc là theo diện bảo lãnh. Có nghĩa là người lao động có cha, mẹ, anh chị em ruột, hoặc vợ chồng… đang làm việc, lưu trú tại Nhật bảo lãnh theo dạng visa người thân.
2.1 XKLĐ Nhật Bản theo diện Thực tập sinh kỹ năng
Các bạn có biết: Tiền thân của chương trình Thực tập sinh kỹ năng chính là chương trình Tu nghiệp sinh
Trước đây, Việt Nam – Nhật Bản có ký kết chương trình hợp tác đào tạo đưa tu nghiệp sinh sang Nhật với mục đích hỗ trợ đào tạo người lao động Việt Nam thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng, kiến thức công việc trong các lĩnh vực sản xuất phát triển tại Nhật Bản để sau 3 năm họ trở về xây dựng đất nước. Bởi vậy chương trình này có quy trình tuyển chọn rất khắt khe yêu cầu cao về tiếng Nhật và chịu quy định nghiêm ngặt khi làm việc tại Nhật.
Kể từ năm 2009, do thiếu hụt lao động Nhật Bản đã tiếp nhận nhiều lao động hơn, đặc biệt là lao động phổ thông, theo đó các quy định về lương, làm thêm cũng được mở rộng, đem lại thu nhập rất cao cho người lao động, visa tu nghiệp sinh chuyển đổi thành thực tập sinh kỹ năng. Qua đó thời gian thực tập (học việc) rút ngắn từ 1-2 năm xuống còn 1-3 tháng.
Chương trình này tạo cơ hội cho người lao động được tiếp xúc với môi trường làm việc tại Nhật Bản, củng cố tay nghề, trau dồi kinh nghiệm nghề nghiệp và được đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng tiên tiến của Nhật. Sau khi về nước, ngoài số tiền tích lũy được, thực tập sinh còn có cơ hội tìm kiếm việc làm tại các công ty Nhật Bản ở Việt Nam…
Thời hạn hợp đồng
Theo quy định của Nhật Bản, thời hạn làm việc tại Nhật của thực tập sinh là 3 năm (hiện nay, một số chương trình có thể gia hạn thêm 2 năm). Trong thời gian hợp đồng, thực tập sinh sẽ vừa học vừa làm. Sau khi hết hạn lưu trú tại Nhật, thực tập sinh có thể quay trở về nước và tiếp tục quay trở lại Nhật làm việc. Tuy nhiên, sau khi quay lại lần 2, lao động phải đi theo diện có trình độ cao hơn: kỹ sư hoặc kỹ thuật viên.
Phí thực tập sinh
Thông thường để hoàn thành thủ tục sang Nhật, lao động sẽ phải đóng các khoản phí: Phí khám sức khỏe, phí học tiếng Nhật cơ bản trước khi phỏng vấn lần 1, phí dịch vụ (phí làm Visa, hộ chiếu, vé máy bay, phí dịch thuật hồ sơ…) chi phí sinh hoạt trong quá trình học tiếng và chuyên môn… Sau khi hoàn thành tất cả các khóa học, các ứng viên sẽ được thi tuyển một lần nữa.
Mức lương của TTS
Mức lương cơ bản của TTS nằm trong khoảng 120.000 – 160.000 Yên/ tháng. Mức lương phụ thuộc vào lương tính theo giờ làm việc (thường 650 – 850 Yên/ giờ).
2.2. XKLĐ Nhật Bản theo diện kỹ thuật viên
Kỹ thuật viên là chương trình làm việc dựa trên hợp đồng lao động đã ký với một doanh nghiệp của Nhật, nhập cảnh vào Nhật với visa kỹ thuật viên. Trong hợp đồng có ghi rõ làm việc gì, với trình độ tay nghề , bằng cấp cụ thể.
Đối với những lao động đã có bằng kỹ sư (bằng cao đẳng trở lên), có chuyên môn cao thì nên XKLĐ dưới dạng kỹ sư hay kỹ thuật viên. Lao động làm việc theo diện kỹ thuật viên sẽ làm việc giống như một người lao động bản xứ và được hưởng những chính sách như người dân Nhật Bản. Bên cạnh đó, các kỹ sư cũng được tạo điều kiện hơn khi làm thủ tục xuất cảnh sang Nhật.
Điều kiện đăng ký tuyển sinh
Theo thống kê, 60% đơn hàng yêu cầu có bằng đại học trở lên, chỉ còn khoảng 40% đơn hàng lấy bằng cao đẳng. Có đến 70% đơn hàng yêu cầu có tiếng Nhật tương đương N4 trở lên, 20% đơn hàng yêu cầu biết tiếng Nhật trước thi tuyển đạt gần N5, chỉ có khoảng 10% đơn hàng không yêu cầu có tiếng Nhật trước thi tuyển.
Thời hạn hợp đồng
Các kỹ thuật viên có thể làm việc tại Nhật trong 5 năm. Sau khi hết thời hạn hợp đồng lần 1, tùy theo trình độ, các kỹ sư có thể quay lại làm việc tại Nhật lên đến 10 năm.
Chi phí XKLĐ kỹ thuật viên
Chương trình này không có một mức phí cố định. Các trường hợp có tiếng Nhật tương đương N2 thì gần như không mất phí, tương đương N3 phí khoảng 1.000 – 2.000 USD, N4 mất từ 2.000 – 3.000 USD, N5 mất khoảng 3.000 – 5.000 USD. Thông thường có tiếng tương đương N4 rồi thì chỉ đợi làm thủ tục xuất cảnh, còn chưa đạt N4 thì phải vào học ít nhất khoảng 3 – 4 tháng. Nếu vào học thì sẽ mất thêm chi phí đào tạo (bao gồm học phí và phí sinh hoạt)
Mức lương của kỹ thuật viên
Mức lương khởi điểm dao động từ 180.000 – 250.000 Yên/tháng. Và thường sau 1 năm lương sẽ được tăng lần 1. Sang đến năm thứ 3, mức lương sẽ rơi vào khoảng trên 350000 Yên/ tháng. Nếu trên 5 năm mức lương sẽ tương đương với kỹ sư người Nhật (khoảng trên 600000 Yên/tháng)
2.3. Visa kỹ năng đặc định
Visa “kỹ năng đặc định” là một dạng visa biến thể của visa “kỹ năng thực tập sinh”, cho phép người lao động có thể ở lại Nhật trong thời gian dài hơn (thay vì chỉ có 3 năm đối với visa “kỹ năng thực tập sinh”) và có thể bão lãnh gia đình sang sống cùng trong suốt thời hạn lao động. Ngoài ra, người lao động cũng được phép chuyển việc làm, chuyển công ty trong giới hạn ngành nghề mà visa quy định. Hiện nay có 2 loại visa kỹ năng đặc định là loại 1 và loại 2
Visa kỹ năng đặc định loại 1 (Tokutei Gino 1):
Người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng lao động dưới dạng visa TTS thì có thể thi tay nghề và chuyển đổi sang visa đặc định loại 1. Thời gian làm việc dưới dạng visa này là 5 năm và không được bảo lãnh người thân sang Nhật.
Visa kỹ năng đặc định loại 2 (Tokutei Gino 2):
Bạn sẽ được nhận visa này nếu visa kỹ năng đặc định loại 1 hết hạn. Với visa loại 2 này bạn có thể xin được visa vĩnh trú ở Nhật và có thể bảo lãnh người thân sang Nhật. Rất ít các ngành nghề được xem xét tư cách Visa đặc định loại 2, bao gồm: Xây dựng, Công nghiệp chế tạo tàu biển, Sửa chữa ô tô, Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay, Nghiệp vụ khách sạn.
Đối tượng được cấp visa đặc định:
+ Đã kết thúc hợp đồng lao động TTS 3 năm
+ Đỗ kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc biệt
2.4. XKLĐ Nhật Bản theo diện bảo lãnh
XKLĐ Nhật Bản theo diện bảo lãnh sẽ cần có những điều kiện nhất định như:
+ Người thân (cha, mẹ, anh chị em ruột, hoặc vợ chồng) đang làm việc, cư trú tại Nhật Bản bảo lãnh người lao động theo dạng visa người thân. Và người bảo lãnh phải chứng minh được khả năng tài chính và phải làm giấy mời người thân sang. Trước kia chỉ người đi XKLĐ theo diện kỹ thuật viên – kỹ sư mới có thể bảo lãnh người thân sang Nhật; tuy nhiên tới đây, khi 2 loại visa đặc định mới được ban hành thì người lao động có cơ hội được bảo lãnh người thân sang Nhật với tư cách TOKUTEI GHINO 2 GO.
+ Kết hôn với người Nhật, người có visa vĩnh trú tại Nhật hoặc người có thể gia hạn visa cũng là một cách giúp bạn sang Nhật làm việc.
+ Xin làm con nuôi người Nhật. Trường hợp này, người lao động sẽ được xem xét nhiều yếu tố như: động cơ xin làm con nuôi, người nhận nuôi có đủ khả năng chăm sóc bản thân và người được nhận nuôi hay không.
Bài viết trên giúp bạn đưa ra cho bản thân những quyết định hướng đi XKLĐ; căn cứ vào đó bạn có thể tìm hướng đi phù hợp nhất cho mình. Mọi thắc mắc về XKLĐ Nhật Bản, Đài Loan của bạn sẽ được giải đáp sớm nhất khi liên hệ trực tiếp với daynghevanlang.com.
Liên hệ tư vấn xklđ Nhật
0979 86 86 57 – 0973 86 86 00
Trung tâm XKLĐ Nhật Bản Tại Hà Nội
- Đan Phượng
Trung tâm XKLĐ Nhật Bản Tại TPHCM
- Số 12, Trần Thiện Chánh, P12, Q 10