Kỹ thuật cứu sinh
Chương trình nhằm huấn luyện thuyền viên đạt năng lực kỹ thuật cứu sinh được nêu tại bảng A – VI/1-1 của bộ luật STCW78, sửa đổi 2010. Để thoả mãn các tiêu chuẩn tối thiểu về kỹ thuật cứu sinh, học viên phải có khả năng sống sót trong trường hợp phải rời bỏ tàu.
Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện, học viên phải đạt được kỹ năng sau:
– Mặc phao áo đúng kỹ thuật
– Biết mặc và sử dụng quần áo giữ nhiệt
– Lật lại phao bè bị úp khi có mặc phao áo
– Có thể bơi một đoạn có mặc phao áo
– Có thể giữ nổi trên mặt nước khi không mang phao áo
– Lên phương tiện cứu sinh tập thể từ tàu và từ dưới nước có mang phao áo
– Thực hiện các hành động đầu tiên trên các phương tiện cứu sinh tập thể để tăng cơ hội sống sót
– Sử dụng neo nổi
– Sử dụng các thiết bị trong phương tiện cứu sinh tập thể
– Sử dụng các trang thiết bị định vị bao gồm cả thiết bị radio
An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội
Chương trình này được xây dựng để chuẩn bị cuộc sống trên tàu cho những người sắp và sẽ đi tàu. Làm việc trên tàu có thể là công việc nguy hiểm đối với những người chưa quen. Chương trình này sẽ giúp các thuyền viên nhìn nhận các yếu tố khác nhau của tàu và các quy trình làm việc trên tàu để họ có thể hiểu rõ về môi trường làm việc trên tàu và được chuẩn bị tốt nhất để đương đầu với bất kỳ hoàn cảnh bất ngờ nào. Với mục tiêu đó, chương trình được xây dựng để giúp họ chuyển điều kiện làm việc từ bờ xuống tàu một cách thuận tiện và cho họ một số kiến thức về công việc trên tàu trước khi họ thực sự bước chân lên tàu.
Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện, học viên phải đạt được các kỹ năng sau:
– Tuân thủ các quy trình khẩn cấp;
– Nắm được các lưu ý để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển;
– Nắm được thực tiễn làm việc an toàn;
– Hiểu lệnh và thực hiện mệnh lệnh liên quan đến nhiệm vụ trên tàu;
– Điều chỉnh hiệu quả mối quan hệ con người trên tàu, có đầy đủ tinh thần và sức khoẻ để làm việc trên tàu.
Sơ cứu y tế cơ bản
Nội dung chương trình thoả mãn các yêu cầu về năng lực được nêu tại Bảng A -VI/1-3 của Bộ luật STCW 78/2010.
Sau khóa
huấn luyện, mỗi học viên phải đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu về kỹ năng sơ cứu, hành động ngay lập tức khi gặp phải một tai nạn hoặc tình trạng khẩn cấp cho đến khi có sự hỗ trợ về y tế. Các kỹ năng đó bao gồm:
– Đánh giá tình trạng của các nạn nhân và các mối đe doạ an toàn cho chính bản thân;
– Đánh giá đúng cấu tạo và chức năng cơ thể – giải phẫu sinh lý người.
– Hiểu biết các biện pháp khẩn cấp thực hiện trong trường hợp:
+ Xác định vị trí nạn nhân;
+ Áp dụng các kỹ thuật hồi tỉnh;
+ Kiểm soát sự mất máu;
+ Áp dụng các biện pháp thích hợp để quản lý choáng;
+ Áp dụng các biện pháp thích hợp trong trường hợp cháy, bỏng, kể cả các tai nạn liên quan đến điện;
+ Cứu hộ và vận chuyển nạn nhân;
+ Sử dụng túi thuốc cấp cứu.
Phòng chống cháy cơ bản
Nội dung chương trình nhằm đào tạo và huấn luyện đáp ứng những Tiêu chuẩn được nêu tại Bảng A-VI/1-2. Để đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu về năng lực trong việc phòng cháy chữa cháy, học viên phải đạt đủ khả năng thực hiện những biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho người, cho tàu và phải biết các biện pháp phòng cháy đồng thời sử dụng đúng kỹ thuật các thiết bị dập cháy.
Nội dung chương trình nhằm đào tạo và huấn luyện đáp ứng những Tiêu chuẩn được nêu tại Bảng A-VI/1-2. Để đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu về năng lực trong việc phòng cháy chữa cháy, học viên phải đạt đủ khả năng thực hiện những biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho người, cho tàu và phải biết các biện pháp phòng cháy đồng thời sử dụng đúng kỹ thuật các thiết bị dập cháy.
LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ HỌC
Trung tâm huấn luyện thuyền viên – Cao Đẳng Duyên Hải
Hotline: 0979 86 86 57 – 0973 86 86 00
Mail: tuvantuyensinh@duyenhai.edu.vn
Cấp đổi các loại giấy tờ thuyền viên – Đào tạo cấp chứng chỉ thuyền viên – chứng nhận ngành hàng hải.
Lịch đào tạo chứng chỉ sơ cấp nghề điều khiển tàu biển:
Lịch học sơ cấp nghề khai thác máy tàu biển;
Lịch học huấn luyện IMO – An toàn cơ bản;
Lịch học huấn luyện nhiệm vụ an ninh;
Lịch học huấn luyện làm quen tàu dầu;
Lịch học huấn luyện làm quen tàu hóa chất:
Lịch thi cấp đổi các chứng chỉ cho thuyền viên.
Phân loại chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên
Theo Điều 18 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 15/4/2020) quy định chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây:
– Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM).
– Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ (GCNHLNV):
+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (sau đây viết tắt là GCNHLNVCB);
+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (sau đây viết tắt là GCNHLNVĐB);
+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNHLNVCM).
Miễn phí chỗ ăn – ở. Ký túc xá miễn phí, Đầy đủ giường chiếu chăn màn sạch sẽ, khang trang. Trang thiết bị học tập và giải trí hiện đại: phòng Gym, sân bóng, cafe, karaoke,…Miễn phí đồ sinh hoạt cá nhân (kem đánh răng, dầu gội, xà phòng bột giặt, giấy vệ sinh, khăn mặt….)